ỨNG DỤNG CHUẨN NHÂN LỰC EAS IHHRM G23.0 TOÀN CẦU TRONG TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP - KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI EAS VIỆT NAM
TS. Bùi Phương Việt Anh
Chủ tịch Hội đồng học thuật, Tổng Giám đốc EAS Việt Nam
Tóm tắt
Xây dựng hệ thống giáo dục hội nhập hiệu quả gắn với nhiệm vụ xây dựng Văn hoá đại học hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp bách cho mỗi quốc gia đổi mới trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiệm vụ này đặt ra hàng loạt thách thức cho quốc gia và các đại học phải nâng tầm hệ sinh thái nhân lực được đào tạo. Từ đó đặt ra nhiệm vụ xây dựng triết lý giáo dục gắn với mô hình đào tạo cạnh tranh, mô hình quản trị chất lượng học thuật,… làm tiền đề cho một xã hội học tập, tổ chức học tập, cá nhân học tập suốt đời hiệu quả và thực tế. Thông qua bài học của EAS Việt Nam đã và đang ứng dụng Chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0 toàn cầu trong xây dựng và đánh giá mô hình học tập cùng kết quả đã đạt được sẽ tạo ra cái nhìn mới trong thiết lập hệ sinh thái nhân lực của thời đại và kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và nhân lực đa nhiệm toàn cầu.
Từ khoá: Chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0, đơn vị học tập đại học, văn hoá đại học, nguyên lý giáo dục, mô hình đại học cạnh tranh.
1. Đặt vấn đề
Bước sang thế kỷ 21, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, khu vực cũng như đặt ra thách thức cho hệ thống nhân lực toàn cầu bài toán nan giải làm sao để thích ứng và phát triển trong thế giới cạnh tranh khốc liệt kia. Từ đó, đây cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng mang tính sống còn của các cơ sở giáo dục trong việc chuyển mình để theo kịp yêu cầu của thị trường lao động cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho nhiệm vụ của giáo dục thời kỳ mới. Việc thị trường lao động đòi hỏi khắt khe hơn, thế giới phẳng hơn và đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ và internet, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang đòi hỏi các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học phải thích ứng tốt hơn cho sứ mệnh lịch sử của nó. Có thể coi thế kỷ 21 lại một lần nữa chúng ta chứng kiến khủng hoảng học thuật ở hầu khắp các quốc gia, cơ sở giáo dục toàn cầu khi bùng nổ đại dịch covid toàn cầu làm thay đổi nhận thức và tư duy của các nhà giáo dục, các nhà tuyển dụng và chính sách của các chính phủ trong hoạch định hệ thống các cơ sở đào tạo bậc đại học và phát triển dịch vụ giáo dục cho mục tiêu nguồn nhân lực toàn cầu đa nhiệm.
Chính trong bối cảnh đó, EAS Việt Nam - một tổ chức giáo dục quốc tế có mô hình quản trị chất lượng tương đương với đại học quốc tế - đã triển khai thành công MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỌC TẬP QUỐC TẾ THEO CHUẨN EAS IHHRM G23.0 TOÀN CẦU với một MÔ HÌNH VĂN HOÁ ĐẠI HỌC QUỐC TẾ cách mạng trong tư duy và sự hiện diện tạo ra các nhân lực đa nhiệm quốc tế có “dáng vóc của một Người mẫu, sức khoẻ của một Vận động viên Olympic, trí tuệ của một Học giả, tài ăn nói như một Thuyết gia, cư xử như một Chuyên gia Tâm lý”.
Trong bài viết này, tác giả chủ chương đưa ra mô hình quản trị chất lượng học thuật (đánh giá, xếp loại tổ chức học tập) đối với cơ sở giáo dục đại học theo chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0 toàn cầu thông qua bài học kinh nghiệm từ EAS Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Chuẩn Nhân lực EAS IHHRM G23.0 toàn cầu
EAS IHHRM G23.0 là viết tắt của EAS Vietnam International Higher Human Resources Management Qualification Framework Standard G23.0 (Khung năng lực và kiến thức nhân lực cấp cao quốc tế EAS Việt Nam phiên bản G23.0).
EAS IHHRM G23.0 là khung chuẩn kiến thức và năng lực nhân lực cấp cao duy nhất trên thế giới áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức trên cả phương diện nhân lực quản trị chuyên nghiệp và nhân lực quản trị không chuyên. Chuẩn này được xem như là “máu” trong cơ thể một con người.
Cá nhân hay tổ chức khi sở hữu Chuẩn nhân lực cấp cao đẳng cấp toàn cầu (EAS IHHRM G23.0) sẽ là minh chứng về đẳng cấp Quản trị, Phong cách chuyên nghiệp, tiên phong Chiến lược, Văn hoá khác biệt và Vốn lực hiệu quả. Chuẩn EAS IHHRM G23.0 còn khắc phục được những hạn chế mà các chuẩn mực trước đây chưa làm được.
Chuẩn này bao gồm năng lực tư duy G23.0, năng lực hành vi, năng lực chuyên môn, năng lực chiến lược. [1]
2.2. Văn hoá đại học
“Văn hoá đại học là văn hoá của tổ chức giáo dục, bao gồm các giá trị, nguyên tắc, hành vi và quy trình cả phương diện vật chất và phi vật chất mà các thành viên và đại học phải tuân thủ để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Việt Anh, B.P. 2009).
Nghiên cứu tại EAS Việt Nam cũng chỉ ra “Văn hoá đại học sẽ quyết định quy mô, tính chất của đại học và sản phẩm, dịch vụ mà đại học đó cung cấp tương tự như các tổ chức dịch vụ khác” (EAS Vietnam, 2010).
Khái niệm trên đã cho chúng ta thấy vai trò của cả nguồn lực vật chất, các chính sách và quy trình trong đào tạo sẽ góp phần hình thành văn hoá của đại học từ đó làm thay đổi mô hình đánh giá học thuật và tất nhiên sẽ làm thay đổi cách học tập của người học.
2.3. Nguyên lý giáo dục đại học
Việc hình thành Văn hoá đại học sẽ phụ thuộc vào mô hình và nguyên lý giáo dục mà đại học áp dụng vận hành. Tại EAS Việt Nam, việc xây dựng mô hình, cơ sở vật chất, bộ máy nhân lực và các nguồn lực khác đều hướng đến xây dựng Văn hoá đại học mà ở đó từ cán bộ, nhân viên, giảng viên, trợ giảng cho đến Hội đồng học thuật đều rõ ràng về vị trí, vai trò, yêu cầu về chuyên môn, yêu cầu về học thuật. Các cá nhân và tổ chức đều tự ý thức việc tự thân học tập để phục vụ cho mục tiêu xây dựng Văn hoá đại học mang tầm quốc tế và đảm bảo chuẩn Nhân lực EAS IHHRM G.23.0 toàn cầu. Các tổ hợp môn học cũng đảm bảo cho người học có được năng lực để tự thích ứng, tự học tập để nâng cao kiến thức, chuyên môn cũng như chiến lược nghề nghiệp tương lai. Phương châm của