Một số mô hình giáo dục trực tuyến trên thế giới

TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu về quan niệm và một số mô hình giáo dục trực tuyến trên thế giới để thấy được các thành tố đặc trưng, không thể thiếu khi triển khai giáo dục trực tuyến. Với mô hình TPAC, một mô hình thể hiện chức năng của các thành tố, bao gồm Công nghệ, Con người, Đánh giá và Nội dung nằm trong hệ thống quản lí và chính sách. Khi triển khai giáo dục trực tuyến, bất kì nước nào, tổ chức nào cũng đều phải xem xét các yếu tố này và Việt Nam cũng vậy. Bên cạnh đó, Blended learning là mô hình triển khai giáo dục trực tuyến phù hợp. Việt Nam có thể vận dụng mô hình này vào thực tiễn để thấy được dạy học trực tuyến đóng vai trò như một hình thức bổ sung cho dạy học trực tiếp

Quan niệm về giáo dục trực tuyến

Có nhiều khái niệm liên quan và trong nhiều bối cảnh có nghĩa tương đồng với GDTT như đào tạo trực tuyến, dạy học trực tuyến, học tập điện tử,…

Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ giáo dục (GD) – Bộ GD Hoa Kì [1]: Học trực tuyến được quan niệm là học diễn ra một phần hoặc toàn bộ khóa học thông qua Internet. Quan niệm này loại trừ GD thông qua chương trình phát sóng truyền hình hoặc đài phát thanh, hội nghị truyền hình, video truyền hình và phần mềm GD độc lập hoặc các chương trình không có thành phần giảng dạy dựa trên Internet.

Theo tài liệu nghiên cứu về GDTT tại Hoa Kì của Elaine Allen [2] thống nhất cách hiểu về GDTT dựa vào tỉ lệ phần trăm nội dung giảng dạy trực tuyến. Cụ thể, các khóa học trực tuyến là những khóa học trong đó ít nhất 80% nội dung khóa học được giảng dạy trực tuyến. Quan niệm này đồng nhất với quan niệm về GDTT được nêu trong trang web của Cục Quản lí kĩ năng Úc thuộc Chính phủ Úc (https://www.asqa.gov.au/). Còn những khóa học có nội dung dạy học trực tuyến nằm trong khoảng từ 30% đến 79% được gọi là học tập kết hợp (Blended learning).

Tài liệu Hướng dẫn lập kế hoạch cho học tập kết hợp và trực tuyến [3] của trường học ảo Michigan quan niệm đầy đủ hơn cả: Học trực tuyến là hình thức học tập với sự hướng dẫn của giáo viên (GV) chủ yếu thông qua internet, bao gồm các phần mềm để cung cấp môi trường học tập có cấu trúc và ở đó, học sinh (HS) và GV tách biệt nhau về mặt địa lí. Nó có thể là đồng bộ hoặc không đồng bộ, người dùng có thể truy cập từ nhiều không gian khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan niệm trong tài liệu của trường học ảo Michigan đưa ra. Quan niệm này thể hiện một cách hiểu tương đối toàn diện về GDTT, thể hiện vai trò của người dạy, người học, internet, phần mềm và phải nằm trong môi trường học tập có cấu trúc, người dạy và người học có thể tương tác đồng bộ hoặc không đồng.

Một số mô hình giáo dục trực tuyến trên thế giới:

- Mô hình kết nối (Connection model) của George Siemens đề xuất năm 2004 [5], nói về sự kết nối thông tin trong học tập.

- Mô hình học tập hợp tác trực tuyến OCL (Online Collaborative Learning) do Linda Harasim đề xuất vào năm 2012 [6], tập trung vào các phương tiện của Internet để cung cấp môi trường học tập thúc đẩy sự cộng tác và xây dựng kiến thức.

- Mô hình Đa phương thức của Picciano (2017) [7] nói về mối liên hệ và vai trò của các thành tố trong dạy học trực tuyến gồm: (Content- Nội dung, Collaborative Learning – Học tập hợp tác, Dialectics/Questioning – Thảo luận/đặt câu hỏi, Reflection- Phản ánh, Social Emotional – Cảm xúc xã hội, Evaluation/Assessment – Kiểm tra/Đánh giá). Ngoài các mô hình kể trên, còn một số mô hình khác về GDTT, về dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả phân tích sâu 2 mô hình gồm Blended learning và mô hình TPAC. Mô hình thứ nhất có ý nghĩa thể hiện cách thức triển khai, mô hình thứ hai thể hiện các điều kiện đảm bảo triển khai GDTT. Dựa trên hai mô hình này, chúng tôi đưa ra những bài học vận dụng cho việc triển khai GDTT trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam

Mô hình Blended learning (mô hình cách thức triển khai)

Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai GDTT của một số nước trên thế giới (như Mĩ, Úc, Sing, Hồng Kông, Hàn Quốc,…) chúng tôi nhận thấy đa số các nước lựa chọn triển khai theo mô hình Blended learning (học tập kết hợp). Mô hình này kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến, học sinh (HS) vừa được trải nghiệm học tập trực tuyến, vừa được tham gia lớp học trực tiếp, tận dụng được ưu thế của cả hai phương thức thức học tập này, đồng thời hạn chế được nhược điểm của cả hai. Mô hình này được trình bày trong các văn bản chính thức của Bộ GD các nước về hướng dẫn dạy học trực tuyến. Có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng quan niệm về học tập kết của Heather Staker và Michael B.Horn (2012) [8] được coi là đầy đủ nhất: “Học tập kết hợp là một hình thức giáo dục chính qui trong đó người học nhận được một phần sự phân phối nội dung và hướng dẫn trực tuyến (dưới sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, con đường và tốc độ học tập của HS) và một phần là trải nghiệm học tập theo lớp học trực tiếp”. Quan niệm này cũng được sử dụng trong các văn bản chính thức hướng dẫn về dạy học trực tuyến của Bộ GD Mĩ

Phân loại các mô hình học tập kết hợp

Hình 1. Sơ đồ phân loại mô hình học tập kết hợp

Học tập kết hợp được phân loại thành 4 mô hình. Trong đó, mô hình Rotation lại được chia nhỏ thành 4 mô hình con (theo Heather Staker và Michael B. Horn, 2012). Sự phân chia này mang ý nghĩa tương đối, vì thực tế, một số tác giả có những cách chia khác cho Blended learning.

Mô hình 1 - Mô hình luân chuyển (Rotation model): Một khóa học/môn học trong đó HS luân chuyển theo lịch trình đã định sẵn hoặc theo quyết định của GV giữa các phương thức học tập, ít nhất một trong số đó là học trực tuyến, học trực tiếp theo phương thức truyền thống vẫn là chủ đạo. HS chủ yếu học trong khuôn viên trường học, ngoại trừ bài tập về nhà. Trong mô hình luân chuyển lại được chia nhỏ thành bốn mô hình con bao gồm:

Luân chuyển trạm (Station Rotation): HS phải luân chuyển qua tất cả các trạm (các trạm trực tuyến và trực tiếp) theo lịch trình cố định, không chỉ những trạm tự chọn theo sở thích của HS.

Luân chuyển phòng thí nghiệm (Lab Rotation): HS luân chuyển đến phòng máy tính cho trạm học tập trực tuyến.

Lớp học đảo ngược (Flipped classroom): HS tham gia học trực tuyến trước khi đến lớp và sau đó tham gia vào lớp học trực tiếp để thực hành hoặc thực hiện dự án trực tiếp do GV hướng dẫn.

Luân chuyển cá nhân (Individual Rotation): Mỗi HS có một lộ trình học tập được cá nhân hóa và không nhất thiết phải luân chuyển theo tất cả các trạm theo phương thức có sẵn. Một thuật toán hoặc GV đặt lộ trình cho của từng HS, dựa trên đặc điểm cá nhân hóa.

Mô hình 2 - Mô hình linh hoạt (Flex model): Học trực tuyến là xương sống của việc học tập của HS. HS di chuyển theo một lịch trình tùy chỉnh riêng, tùy chỉnh giữa các phương thức học tập. GV và HS tương tác theo thời gian thực và HS chủ yếu học trong khuôn viên trường học.

Mô hình 3 - Mô hình hỗn hợp cá nhân (Self-blend model): HS chọn thực hiện một hoặc nhiều khóa học hoàn toàn trực tuyến để bổ sung cho các khóa học trực tiếp truyền thống của họ. HS tự kết hợp một số khóa học trực tuyến theo nhu cầu cá nhân và tham gia các khóa học trực tiếp khác tại lớp học với các GV trực tiếp.

Mô hình 4 - Mô hình ảo (Enriched Virtual model): Một khóa học trực tuyến toàn trường, HS tham gia cả một lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến. Nhiều chương trình học tập ảo bắt đầu bằng trường học trực tuyến toàn thời gian và sau đó phát triển các chương trình kết hợp để cung cấp cho HS trải nghiệm trường học truyền thống. Việc học diễn ra chủ yếu bên ngoài trường học truyền thống. HS không phải tham gia lớp học truyền thống hàng ngày trong tuần.

Các mô hình con này được phân chia một cách tương đối, chúng không loại trừ nhau. Khi triển khai dạy học, các trường học, các GV có thể sử dụng kết hợp các mô hình này với nhau tùy theo điều kiện của từng cơ sở đào tạo

Mô hình chức năng TPAC (mô hình điều kiện triển khai)

Tài liệu do Matthew Wicks và cộng sự viết trong báo cáo được xuất bản bởi Hiệp hội Quốc tế về dạy học trực tuyến cho K-12 của Mĩ [9] có trình bày về mô hình TPAC cho GDTT. Mô hình TPAC được gọi tên theo chữ cái đầu của các thành tố cốt lõi, không thể thiếu của mô hình (xem Hình 2). Tham khảo mô hình này để chúng ta thấy được các điều kiện đảm bảo cần cho triển khai GDTT. Mô hình này gồm 3 vòng tròn thể hiện 3 tầng điều kiện để triển khai GDTT:

Tầng thứ nhất liên quan đến chính sách: Bao gồm các quy định chung nhất để đảm bảo GDTT có thể triển khai. Ở cấp quốc gia, các chính sách, thông tư ban hành nhằm hướng dẫn cũng như quy định các điều kiện triển khai GDTT. Cụ thể, với một khóa học trực tuyến thì đó là các quy định về điều kiện ghi danh của HS, quy định học phí, tài trợ,…

Tầng thứ hai liên quan đến vấn đề quản lí và dịch vụ hỗ trợ HS: Gồm các yếu tố quản lí và hỗ trợ HS học tập trên môi trường trực tuyến, hỗ trợ công nghệ, gia sư trực tuyến, tư vấn, giải đáp các thắc mắc của HS sao cho HS không gặp bất cứ khó khăn gì với công nghệ để học tập trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất.

Tầng thứ ba liên quan đến các thành tố cốt lõi của mô hình gồm Công nghệ, Con người, Đánh giá và Nội dung. Trung tâm của mô hình là người học thể hiện quan niệm dạy học trực tuyến lấy người học là trung tâm, mọi quyết định sư phạm, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá,…đều hướng đến sự phù hợp và thích ứng với cá nhân người học. Cụ thể các thành tố của mô hình bao gồm:

“T”- Technology and Platforms: Nền tảng công nghệ và các công cụ để dạy học, kết nối, cộng tác và giao tiếp; Hệ thống quản lí học tập, môi trường học tập ảo; Cơ sở hạ tầng đường truyền internet. Đây là yếu tố không thể thiếu khi nói đến GDTT.

“P” - People, Professional development, and Pedagogical: Con người, phát triển chuyên môn, và phương pháp sư phạm, dạy học lấy HS làm trung tâm. Trong đó sử dụng công nghệ, dữ liệu để hướng dẫn và truyền tải nội dung kĩ thuật số hấp dẫn. GV cần có các kĩ năng mới để dạy học trực tuyến; Quản trị viên cũng cần có các kĩ năng mới để quản lí dạy học trực tuyến. Phát triển chuyên môn được hiểu là quá trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho GV cũng được thực hiện tối đa qua hình thức trực tuyến.

“A” – Assessment and Adaptive: Đánh giá điện tử, đánh giá dựa trên dữ liệu. Các phương pháp đánh giá chứng minh sự hoàn thành khóa học, bao gồm đánh giá dựa trên hiệu suất, đánh giá quá trình và đánh giá thích ứng theo dữ liệu, để cải thiện và cá nhân hóa quá trình dạy học. Thích ứng được hiểu là sự điều chỉnh cho phù hợp giữa trình độ và hứng thú của người học với nội dung và đánh giá điện tử. Yếu tố này đáp ứng cá nhân hóa quá trình học tập.

“C” – Content and Curriculum: Gồm chương trình giảng dạy và nội dung kĩ thuật số. Chương trình giảng dạy được số hóa và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường công nghệ. Nội dung dạy học đa dạng từ các nguồn khác nhau như video, bài giảng trực tuyến, tài liệu tham khảo có sẵn các đường link,…

Mô hình TPAC là một cách tiếp cận tổng thể gồm chức năng của các tầng chính sách, tầng quản lí và tầng các yếu tố cốt lõi (gồm công nghệ, con người, nội dung, đánh giá). Để chuẩn bị triển khai dạy học trực tuyến, ta cần xem xét tất cả các yếu tố đó, phân tích tình trạng hiện có và đưa ra giải pháp cho những thành tố chưa đảm bảm. Nếu thiếu bất kì một yếu tố nào thì khó có thể triển khai thành công GDTT.

Hình 2. Mô hình TPAC cho GDTT – Mô hình theo chức năng

Tài liệu tham khảo

[1] U.S. Department of Education, Office of Educational Technology (2010). Understanding the Implications of Online Learning for Educational Productivity.

[2] Elaine Allen, (2011), Going the Distance Online Education in the United States.

[3] Michigan virtual school, Planning Guide for Online and Blended Learning.

[4] Garrison, D. R., Anderson, T., & Archer, W. (2000). Critical inquiry in a text-based environment: Computer conferencing in higher education model. The Internet and Higher Education, 2(2-3), 87-105.

[5] Siemens, G. (2004). Connectivism: A learning theory for the digital age. Paper retrieved from: http://www. elearnspace.org/Articles/connectivism.htm

[6] Harasim, L. (2012). Learning theory and online technologies. New York: Routledge/Taylor&Francis.

[7] Picciano, A. G. (2017). Theories and frameworks for online education: Seeking an integrated model. Online Learning, 21(3), 166-190. doi: 10.24059/olj.v21i3.1225

[8] Heather Staker, Michael B. Horn (2012). Classifying K–12 Blended Learning. Innosight Inistute.

[9] Matthew Wicks (2010), A National Primer on K-12 Online Learning. International Association for K-12 online learning

 

Nguồn: Tạp chí giáo dục

KHUNG KIẾN THỨC & NĂNG LỰC NHÂN LỰC CẤP CAO QUỐC TẾ EAS IHHRM G23.0

 

EAS IHHRM G23.0 là minh chứng cho sự tiên phong, đổi mới, sáng tạo trong quản trị G23.0. Nơi bạn nhận được giải pháp vốn lực hiệu quả toàn cầu.

Tìm hiểu ngay
LOGO IHHRM G23.0

Tại EAS Việt Nam, chúng tôi thiết kế nên các khóa học ưu việt nhất để giới thiệu tới các bạn và công khai các thông tin liên quan tới các khóa học trên website. Chúng tôi không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật học thuật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hoạt động nghề nghiệp theo chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0 Toàn cầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về khóa học theo từng đơn vị, cá nhân với mức học phí cạnh tranh nhất.
Các thông tin về học phí, địa điểm, chất lượng và các thông tin có liên quan các bạn có thể xem trực tiếp trên website hoặc liên hệ với chúng tôi qua số máy: 024 6656 9157.

Các Lĩnh vực Đào tạo Đẳng cấp Toàn cầu G23.0

Các khoa Đào tạo tại EAS Việt Nam

Khoá học được ưa chuộng nhất

Đào tạo Lãnh đạo & CEO Cấp cao Quốc tế

Chương trình đào tạo chuyên biệt nhất dành cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các cấp quản lý có mong muốn đổi mới và phát triển ra toàn cầu rèn luyện và phát triển với chuẩn IHHRM G23.0.

xem thêm
Đào tạo Quản trị Nhân sự Quốc tế G23.0 (IHRM)

Hội nhập và định chế Quốc tế ra đời cùng với sự thay đổi môi trường, công nghệ làm thay đổi các xu hướng nhân sự và tuyển dụng. Kỹ thuật Quản trị nhân sự cũng phải thay đổi hoàn toàn.

xem thêm
10 Điều cần biết về “ĐH WestPoint Việt Nam”

Quản trị chất lượng tương đương Đại học Quốc tế cung cấp các chương trình như “du học tại chỗ” và đồng hành cùng bạn trên con đường hoạch định tương lai sự nghiệp của bạn.

xem thêm

KHOÁ HỌC ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT

Đào tạo Lãnh đạo & CEO Cấp cao Quốc tế

Chương trình đào tạo chuyên biệt nhất dành cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các cấp quản lý có mong muốn đổi mới và phát triển ra toàn cầu rèn luyện và phát triển với chuẩn IHHRM G23.0.

xem thêm
Đào tạo Quản trị Nhân sự Quốc tế G23.0 (IHRM)

Hội nhập và định chế Quốc tế ra đời cùng với sự thay đổi môi trường, công nghệ làm thay đổi các xu hướng nhân sự và tuyển dụng. Kỹ thuật Quản trị nhân sự cũng phải thay đổi hoàn toàn.

xem thêm
10 Điều cần biết về “ĐH WestPoint Việt Nam”

Quản trị chất lượng tương đương Đại học Quốc tế cung cấp các chương trình như “du học tại chỗ” và đồng hành cùng bạn trên con đường hoạch định tương lai sự nghiệp của bạn.

xem thêm

CHIA SẺ CỦA HỌC VIÊN

Chia sẻ của học viên

TIN TỨC - SỰ KIỆN

KHAI GIẢNG

QUỐC GIA CÓ CÔNG DÂN NHẬN HỌC BỔNG EAS VIỆT NAM

Tin tức - Sự kiện

Khai giảng

Truyền thông nói về chúng tôi

Các Quốc Gia Có Công Dân Nhận Học Bổng EAS Việt Nam