CẨM NANG QUẢN TRỊ

[Giáo Dục Và Đào Tạo Nhân Lực Cấp Cao] 5 Tiếp Cận Về Huấn Luyện Biến Đổi Cá Nhân Phần 1

Create: T6, 04/08/2022 - 11:12
Author: admin

Giáo dục chiếm 15% trọng số của ánh nhìn nhân lực. Học tập là con đường dài chúng ta phải đi và ĐH là mốc xuất phát chúng ta cần tăng tốc nhưng chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức về công dụng thật sự của giáo dục ĐH trong nhận thức về đích đến. Điều này đã được hệ thống giáo dục của các quốc gia tiên tiến như Mỹ - nơi mà các học sinh được giáo dục làm người trước khi học để làm việc hoặc tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản – nơi người dân cần cù và sáng tạo công việc rồi hun đúc lên những con người văn minh kiểu Nhật, nhưng rồi cả hai kiểu giáo dục đi từ hai quan điểm đó đã bộc lộ những khiếm khuyết khó minh chứng cho lập luận vậy thì người Mỹ hay người Nhật thành công hơn? 

5 Tiếp Cận Về Huấn Luyện Biến Đổi Cá Nhân (Phần 1)

Vậy nên chính bản thân chúng ta cần phải thấy được rằng chính chúng ta phải là chủ thể của ước mơ và đích đến của chúng ta và nó cần một cái giá trị trung tâm bao hàm cả kiểu giáo dục từ cái tổng thể để rồi xuống đến cá nhân kiểu Mỹ cho đến nền tảng giáo dục từ nền tảng cá nhân mang dấu ấn và thương hiệu kiểu Nhật đến cái chuẩn chung lớn lao cũng không phải là cái hài hoà phù hợp với chúng ta bởi với quy tắc dòng chảy của quản trị G23.0 chúng cần NHIỀU HƠN một kiểu.

Chúng ta đã từng nghe câu hỏi rằng với sự sống thì nước, oxy và thức ăn cái nào quyết định? Chắc chắn rằng với những người vốn đọc sách và tìm hiểu nhiều sẽ luôn khẳng định được câu trả lời kiểu học thuật này! Nhưng thật ra cả ba không thể tách rời giống như ba mặt của một tờ giấy - mặt trước mặt sau và mặt công dụng, giá trị của tờ giấy – mà hễ xé mặt này thì không thể không xé mặt kia!

(Trích Lãnh đạo và Quản trị G23.0. Học thuyết kinh tế tổng thể của Tác giả Drs. Bùi Phương Việt Anh (2013))

Saving...