xay dung nang luc va hinh anh thuong hieu nghe phap che chuyen nghiep g23.0
Xây dựng Năng lực và Nhân Hiệu Nghề Pháp Chế Chuyên Nghiệp G23.0
VSLS 98235

Xây dựng Năng lực và Nhân Hiệu Nghề Pháp Chế Chuyên Nghiệp G23.0

Create: T6, 05/28/2021 - 11:05
Author: admin
Xây dựng năng lực và thương hiệu nghề pháp chế chuyên nghiệp G23.0

Những điều mà các Luật sư không thể mang đến cho bạn và bạn chỉ có thể tìm thấy tại EAS Việt Nam khi:
Bạn mơ ước nghề Pháp chế tổ chức doanh nghiệp?
Bạn mơ ước trở thành Luật sư chuyên nghiệp?
Bạn đang hoang mang về tương lai của nghề mình theo đuổi?
Bạn được học Luật tại trường danh tiếng, tham gia nhiều khóa học về Luật hay được các Luật sư kèm chuyên môn nhưng tại sao mãi vẫn chưa thành công?

Vì bạn mới chỉ nhìn từ một góc của “Luật sư” chứ chưa biết gì về Quản trị và vai trò của quản trị đối với nghề mà bạn đang theo đuổi!

Hãy tham gia ngay để KHÁC BIỆT VÀ VƯƠN XA "trong" chứ không phải trên con đường sự nghiệp pháp chế hay luật sư chuyên nghiệp!

Tên khoá huấn luyện: XÂY DỰNG NĂNG LỰC VÀ NHÂN HIỆU NGHỀ PHÁP CHẾ CHUYÊN NGHIỆP G23.0

1. Lớp căn bản: Dành cho Sinh viên, người mới đi làm, người đang hành nghề Pháp chế, Luật sư.
2. Lớp nâng cao: Cho Pháp chế và Luật sư chuyên nghiệp.

Thời lượng đào tạo: 2 Tháng
Học trực tiếp hoặc qua giảng đường Realtime Online
 

Thời gian: Lịch 1 học vào giờ hành chính; Lịch 2 học ngoài giờ hành chính

Giảng viên: Chuyên gia về Chính sách lãnh đạo, quản trị và tổ chức cấp cao quốc tế TS. Bùi Phương Việt Anh trực tiếp giảng dạy.
 

Liên hệ tư vấn miễn phí 24/7: Hotline 024 6656 9157

THÔNG TIN KHAI GIẢNG

  • Tên khóa học:

    Xây dựng Năng lực và Nhân Hiệu Nghề Pháp Chế Chuyên Nghiệp G23.0

    Mã khóa học:

    VSLS 98235

    Khai giảng:

    Ngày 15 hàng tháng

    Thời lượng:

    02 tháng

    Lịch học:

    Lịch 1: Trong giờ hành chính; Lịch 2: Ngoài giờ hành chính

    Học phí:

    3.590.000 VND/ Lớp căn bản ; 7.500.000 VND/ Lớp nâng cao

    Học bổng:

    Học bổng 70% - 90%

KIẾN THỨC BẠN CẦN BIẾT

Sinh viên ngành Luật khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm như công tác trong cơ quan Nhà nước, làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, hay các doanh nghiệp,… Xét về tỷ lệ, hiện nay khối nhân sự ngành Luật làm việc trong các doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn hẳn. Chúng ta không còn xa lạ với các chức danh “Trợ lý pháp lý”, “ Chuyên viên pháp chế”, “Thư ký luật”,…  các thuật ngữ liên quan như “Phòng Pháp chế”, “Kiểm soát nội bộ”. 

Tuy nhiên, để tác nghiệp hiệu quả “Nghề Pháp chế” thì không hề đơn giản. Sinh viên mới ra trường, hay thậm chí là người đã có kinh nghiệm, cũng thường gặp nhiều khó khăn khi tác nghiệp, bởi một số lý do thường thấy sau đây:

- Thiếu tư duy pháp chế: Hầu hết chúng ta mới chỉ tiếp cận công việc dưới góc nhìn của Luật, ở mức nhận biết và hiểu được các điều khoản quy định mà chưa có phương án áp dụng phù hợp thực tế. Cái chúng ta quan tâm mới chỉ dừng lại ở việc Luật quy định như thế nào, trong khi điều mà tổ chức doanh nghiệp hướng tới lại là vấn đề hiệu quả hay không hiệu quả. Việc thiếu tư duy pháp lý khiến chúng ta lúng túng trong việc đảm bảo lợi ích của tổ chức trước pháp luật.

- Thiếu nền tảng về pháp chế doanh nghiệp: Kiến thức ở trường đại học không dạy sinh viên làm thế nào để trở thành một nhân sự pháp chế. Vì vậy, ngay từ đầu, chúng ta đã thiếu một yếu tố quan trọng nhất là sự định hướng tư tưởng để thực hiện chức năng của nghề. Tuy nhiên, thay vì đi tìm hiểu rõ các vấn đề bản chất của nghề thì chúng ta lại chỉ chăm chăm vào các quy trình thực hiện theo người đi trước mà không nắm được các vấn đề cốt lõi để đánh giá và hoạch định phương án để làm việc hiệu quả. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc còn kém, rủi ro còn nhiều.

- Thiếu các kỹ năng hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát. Đây đều là các chức năng của quản trị mà nhân sự nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng còn đang rất thiếu và yếu khiến cho quá trình giải quyết công việc trở nên lúng túng, không rõ ràng, không tầm nhìn, từ đấy không đánh giá và hoạch định được chiến lược, không kiểm soát được quy trình, không phát hiện và hạn chế được rủi ro. Nói một cách ngắn gọn là không quản trị được việc mình làm.

- Thiếu kiến thức về quản trị tổ chức: Đây là nơi mà một pháp chế trực tiếp tác nghiệp. Ngoài hỗ trợ lãnh đạo thực hiện công tác pháp lý đối ngoại, pháp chế cần phải xây dựng và kiểm soát các cơ chế hoạt động nội bộ, đảm bảo hiệu quả làm việc và giảm chi phí ảo cho doanh nghiệp. Thế nhưng, mô hình, bộ máy, cách thức vận hành, hay thậm chí là sự phân cấp, phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức như thế nào, phần lớn sinh viên Luật còn chưa nắm rõ. Mỗi một doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh có một mô hình đặc thù khác nhau, vậy nếu không có đầy đủ kiến thức về quản trị tổ chức thì nhân sự pháp chế làm sao có thể xây dựng được chính sách phù hợp cho mô hình đó?

Tóm lại, nhân sự ngành Luật hiện nay còn đang thiếu rất nhiều kỹ năng, mà quan trọng nhất là thiếu về năng lực quản trị. Năng lực quản trị xuất hiện ở khắp mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức. Vì vậy, trước khi quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên Luật cần phải tích lũy và trau dồi kỹ năng quản trị từ sớm để nâng cao vốn lực, phục vụ cho mục đích tác nghiệp và các mục tiêu dài hạn của bản thân trong tương lai.

 

Sự ra đời của pháp chế là yêu cầu tất yếu của quản trị. Khi các mối quan hệ xã hội trở nên quá phức tạp, xung đột lợi ích ngày càng lớn thì nhu cầu bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị ngày càng phát triển mạnh mẽ, Các công cụ truyền thống như lệ làng, đạo đức, phong tục, tập quán không còn phát huy hiệu quả, cần phải được điều chỉnh bằng một công cụ nghiêm khắc hơn nữa là pháp luật. Pháp luật ra đời đặt ra vấn đề cần phải có sự thực thi trong tổ chức, từ đấy hình thành nên đội ngũ chuyên biệt và nhóm nghề đặc trưng là Pháp chế.

Nhà pháp chế là người có khả năng vận dụng chính sách quản trị và công cụ quản trị để thiết lập sức trồi của tổ chức dành thắng lợi các mục tiêu của nhà quản trị đề ra. Họ không chỉ là các chủ thể có chuyên môn về pháp luật, mà còn phải là người có năng lực để tiến hành các nghiệp vụ pháp chế, dùng các chính sách có sẵn để cân đối các nguồn lực, con người, tài chính, bộ máy,…trong tổ chức. Để trở thành một nhà pháp chế thực thụ, ngoài chuyên môn hoạt động, họ cũng cần phải có tố chất, tích hợp nhiều kỹ năng, phong cách và hình ảnh phù hợp với tính chất công việc, tồn tại năng lực lãnh đạo và khả năng xây dựng chiến lược. Đến đây, chắc hẳn nhiều người đã bắt đầu cảm thấy “lạ”. Bởi pháp chế có rất nhiều vai trò và chức năng trong tổ chức, nhưng những gì mà chúng ta đang làm mới chỉ dừng lại ở chuyên môn và các nhiệm vụ xử lý trong nghiệp vụ pháp chế, tức mới chỉ là một trong các chức năng của pháp chế mà thôi. Vấn đề này xuất phát từ việc thiếu kiến thức căn bản, không hiểu rõ từ bản chất, và tư duy lệch lạc của một bộ phận người hành nghề mà chủ yếu là sinh viên, chỉ chú trọng đến quy trình xử lý mà coi nhẹ kiến thức nền tảng. Có một thực tế rằng, năng lực nghiệp vụ pháp chế có thể trau dồi và phát triển được theo thời gian, nhưng nếu tư tưởng lệch lạc, quan điểm không trúng thì có thể khiến chúng ta phải trả giá rất đắt. Vì vậy, hãy ý thức việc xây dựng ước mơ và mục tiêu trở thành nhà pháp chế thực thụ từ những “nền móng đầu tiên”, thay vì vội đắp vô số “viên gạch” trên nền không bằng phẳng, vì rủi ro tiềm ẩn là rất lớn.

Về mặt tổng quan công tác pháp chế trong một doanh nghiệp, một tổ chức bao gồm các công tác liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại.

Đối nội là các mảng công việc về mặt quản lý hành chính như: Ban hành các văn bản, quy định nội bộ, thực hiện tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự, tài chính hay hỗ trợ tư vấn cho người lao động về các vấn đề pháp lý. Song song với công tác quản lý là công tác kiểm soát nội bộ gắn liên với hành vi của con người trong tổ chức.

Đối ngoại là những công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh với đối tác, công tác hành chính với cơ quan nhà nước và giải quyết các vấn đề phát sinh khi có sự can thiệp của bên thứ ba. Ngoài ra, công tác đối ngoại còn gắn liền với việc nắm bắt và nghiên cứu các vấn đề pháp luật trong và ngoài nước để có thế kịp thời phát hiện vấn đề, xác định rủi ro để đưa ra những giải pháp ngăn chặn.

Từ nội dung tổng quan trên có thể thấy để công tác pháp chế được thực hiện một cách triệt để, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro thì yêu cầu đối với một người làm pháp chế không chỉ là về mặt chuyên môn mà còn là năng lực quản trị.

Vậy năng lực quản trị cần có cho một cán bộ pháp chế là gì?

Hãy đến với chương trình #Xây_dựng_Năng_lực_và_Nhân_hiệu_Nghề_Pháp_chế_G23.0 để được chuyên gia quản trị dẫn lối con đường phát triển của bạn!

Hotline tư vấn: 024 6656 9157

Theo dõi sự kiện trên: https://fb.me/e/1qntn9eN9

Hiện nay theo thống kê, mức lương trung bình tháng của vị trí Trưởng phòng Pháp chế là 26 triệu VNĐ, và trong khoảng phổ biến từ 17- 43 triệu VND (JobsGo, 2021). Đây quả thực là mức lương không tồi chút nào đối với dân Luật nói chung và với thị trường việc làm Việt Nam nói riêng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao mức lương của Trưởng phòng Pháp chế lại cao như thế, và mất bao lâu để chúng ta đạt được ngưỡng nói trên?

Trong thời buổi nền kinh tế thị trường nhiều biến động, uy tín giữa các đối tác được đo lường bằng pháp luật, thì Pháp chế Doanh nghiệp càng được coi trọng. Bởi rõ ràng, Pháp chế vừa là “người đi trước” đón đầu phòng tránh rủi ro, vừa là “người giám sát theo sau” để khắc phục hậu quả (nếu có). Như vậy, doanh nghiệp có ổn định được hay không phần lớn cũng nhờ vào các chính sách của bộ phận Pháp chế nói chung và Trưởng phòng Pháp chế nói riêng.

Cũng theo thống kê của JobsGo, các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí Trưởng phòng Pháp chế tương ứng với mức lương 26 triệu VNĐ/tháng, thường yêu cầu kinh nghiệm từ 4-9 năm. Sự khác biệt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa hai yếu tố là “năm kinh nghiệm” và “kinh nghiệm thực có” giữa một anh làm việc được 4 năm, nhưng đã có kinh nghiệm của anh làm 9 năm, và một anh làm việc đã 9 năm nhưng kinh nghiệm thì chỉ bằng anh làm 4 năm.

Vậy, yếu tố nào tạo nên vị thế quan trọng của Pháp chế doanh nghiệp và sự chênh lệch trong kinh nghiệm nói trên? Đó chính là sự kết hợp giữa “QUẢN TRỊ - LUẬT”. Chẳng phải tự dưng mà thuật ngữ này hầu như chỉ được nghe ở những người đã đi làm lâu năm. Bởi họ đã từng trải và nhận ra điều này. Vậy, khi chúng ta còn đang là sinh viên, người mới đi làm, tại sao không chủ động rút ngắn thời gian để đem về cho mình kinh nghiệm và mức lương mong muốn? Sự phớt lờ khiến chúng ta phải trả giá bằng thời gian nhiều năm như thế liệu có xứng hay không?

Hotline tư vấn: 024 6656 9157

Theo dõi sự kiện trên: https://fb.me/e/1qntn9eN9

CẨM NANG QUẢN TRỊ

Định Vị Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp Thời Cạnh Tranh

Xem thêm >>

Sự Ảnh Hưởng Của EAS IHHRM G23.0 Tới Nhân Sự Và Tổ Chức

Xem thêm >>

Trợ Lý Chuyên Nghiệp Cần Những Yếu Tố và Những Năng Lực Như Thế Nào?

Xem thêm >>

Tại Sao Phải Sở Hữu Chứng Chỉ EAS IHHRM G23.0?

Xem thêm >>

Bạn Sẽ Làm Gì Khi Phương Thức Tuyển Dụng Của Người Nhật Đang Thay Đổi?

Xem thêm >>
Saving...