Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm?

"Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm?” là thắc mắc không chỉ của các bạn học sinh cấp 3 chuyển cấp lên Đại học mà còn của các bậc phụ huynh. Theo khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các phụ huynh cho rằng "Sinh viên năm nhất không nên đi làm thêm" vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, sức khỏe, dễ bị lừa... Trái lại, các bạn trẻ bây giờ, đặc biệt là các bạn Gen Z lại thấy rằng "Sinh viên năm nhất nên đi làm" để tăng thêm kinh nghiệm sống, cải thiện kỹ năng giao tiếp, bổ sung thêm các kiến thức xã hội, là cơ hội để các bạn vận dụng các kiến thức ở trường học vào thực tiễn.

Bất kỳ vấn đề nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Đối với vấn đề sinh viên năm nhất đi làm thêm cũng vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Sinh viên năm nhất ĐƯỢC gì khi đi làm thêm

1. CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ, TÌM KIẾM ĐAM MÊ ĐÍCH THỰC

- Để có thể kiếm được đồng tiền thì bạn phải nỗ lực và khó khăn đến nhường nào. Từ đó biết cách tiết kiệm và trân trọng mồ hôi công sức của chính mình

- Có thể thử nghiệm các ngành nghề khác nhau, từ đó biết được năng lực của bản thân

2. CẢI THIỆN NHỮNG KĨ NĂNG MỀM

- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề độc lập, quản lý thời gian.

- Tích lũy bài học thực tế ngoài cuộc sống bạn sẽ gặp mà ở trường học không thể cho bạn.

3. GIA TĂNG THU NHẬP, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

- Với những bạn chăm chỉ, tiết kiệm thì khoản thu nhập đó sẽ đỡ một phần gánh nặng không nhỏ cho bố mẹ.

4. XÂY DỰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG

- Có thêm những mối quan hệ mới, biết cách hòa nhập và làm việc cùng tập thể

5. CHỊU ĐƯỢC ÁP LỰC

- Đôi khi khiến bạn cảm thấy stress, nhưng nếu bạn có thể tìm ra hướng giải quyết và biết cách quản lý thời gian thì áp lực sẽ không còn là điều đáng sợ nữa.

Sinh viên năm nhất MẤT gì khi đi làm thêm

1. MẤT THỜI GIAN

- Công việc làm thêm sẽ cần khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày, vậy nên nếu không sắp xếp hợp lý, việc làm thêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuyện học hành của bạn

2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

- Vừa học vừa làm nên nhiều bạn không chịu được áp lực, dễ cảm thấy mệt nhọc, căng thẳng, chán chường. Nếu bạn là phục vụ quán ăn đôi khi bạn sẽ phải ăn trái bữa, không theo giờ giấc khoa học, từ đó sẽ dẫn đến những bệnh “ngầm” mà bạn không lường trước được

3. DỄ BỊ LỪA LỌC MẤT TIỀN

- Thiếu kinh nghiệm thực tế, lần đầu sinh viên trải nghiệm làm thêm dễ rơi vào các “bẫy lừa” tuyển dụng.

 

Trao đổi với chuyên gia quản trị của EAS Việt Nam, TS. Bùi Phương Việt Anh khẳng định: "Việc làm thêm hay không không quan trọng bằng việc làm cái gì, vẫn là làm thêm nhưng bạn sẽ chọn đi bán hàng ở shop hay đi thực tập để lấy kinh nghiệm nghề nghiệp?. Việc đi làm thêm để kiếm tiền có thể lợi trước mắt nhưng sẽ phá hỏng tư duy lâu dài về công việc. Chính vì lẽ đó, tôi khuyên các bạn trẻ thay vì lao đầu vào kiếm tiền thì hãy trải nghiệm trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp để hình thành kỹ năng, tư duy trong công việc, quen môi trường của doanh nghiệp rồi thì khi ra trường bạn không bao giờ phải lo lắng về công việc của mình"

Tại EAS Việt Nam, sinh viên luôn phải học tập đi đôi với thực hành thực tế tại doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên, bản chất của việc học tập chính là để làm được việc. Vậy nên, các bạn trẻ hãy cân nhắc thật kỹ để sau khi ra trường không phải lo lắng khi nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn phải có mấy năm kinh nghiệm nữa.

 

Bài liên quan

В EAS Vietnam мы всегда стараемся разработать лучшие курсы, чтобы представить вас и  опубликовать информацию о данных курсах на сайте. Мы постоянно совершенствуем методы обучения и обновляем термины для удовлетворения растущих потребностей рынка труда и профессиональной деятельности в соответствии с стандартом о международных человеческих ресурсах высшего уровня EAS IHHRM G23.0 во всем мире. Мы также готовы выполнить требования курса для каждой единицы и индивидуума с самыми конкурентоспособными платами

СТРАНЫ С ГРАЖДАНАМИ, ПОЛУЧАЮЩИМИ СТИПЕНДИИ EAS VIETNAM