Chuyên Gia Bùi Phương Việt Anh: 'Cách Đào Tạo Của Chúng Ta Đang Quá Xa Rời Thực Tế'

Giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Đặc biệt, nếu không đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.
-----------------------------------------------
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.

Tham dự sự kiện có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cùng nhiều đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.

Khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển”. Theo đó, phải ưu tiên để tạo dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chủ trương này càng được thể hiện mạnh mẽ để giáo dục và đào tạo thực sự là đòn bẩy của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời là tiền đề quan trọng để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

“Trong hơn 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập tích cực theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của giáo dục nghề nghiệp với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước yêu cầu toàn cầu hóa, quốc tế hoá, những xu thế vừa là thời cơ, vừa là thách thức giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ. Qua đó, đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh.

Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia độc lập về giáo dục Bùi Phương Việt Anh đặt vấn đề, khi nói đến giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, phải coi trọng yếu tố quyết định hơn yếu tố quan trọng. Hiện luật giáo dục được coi là xương sống của giáo dục. Nhưng trong giáo dục nghề nghiệp lại đặt ra vấn đề coi giáo dục là công cụ, là ngành công nghiệp không khói, do vậy giáo dục thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho xã hội phải đảm bảo về chất lượng, giá thành và quy chuẩn.

“Lỗi của chúng ta là chưa cho người dân thấy vai trò thực sự của tri thức, và năng lực chứ không phải bằng cấp. Cùng với đó, chúng ta phải làm sao thay đổi nhận thức rằng, đào tạo theo yêu cầu của xã hội chứ không phải theo những gì mình có”, ông Việt Anh nêu rõ quan điểm.

Đề cập đến quan hệ giữa giáo dục với doanh nghiệp, ông Việt Anh cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề, nếu đào tạo không đảm bảo, đội ngũ lao động kém chất lượng, tư duy manh mún, kém ngoại ngữ sẽ tạo cái khó cho chính doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực.

Cách đào tạo phải gắn với thực tế mới thu hút được doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực trong nước. (Nguồn: giaoduc)
Do vậy, theo ông Bùi Phương Việt Anh, Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế để thu hút các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa để đón nhận lực lượng lao động, chấp nhận rủi ro. Đồng thời, phải cho doanh nghiệp thấy được lợi ích thực sự khi sử dụng lao động. Nhưng để làm được điều đó, câu hỏi đặt ra là kỹ năng đào tạo liệu đã phù hợp?

"Chất lượng giáo dục Việt Nam có tốt không? Khẳng định, giáo dục của nước ta rất tốt nhưng quan trọng là tốt so với tiêu chuẩn nào? Có phục vụ, đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp hay không?", ông Việt Anh đặt câu hỏi.

Bằng kinh nghiệm của mình, chuyên gia Việt Anh nhận định, cách đào tạo của chúng ta quá xa rời so với thực tế, chưa sát với thực tế.

"Tôi nhận thấy các bạn trẻ của chúng ta có tay nghề không thua kém so với thế giới. Nhưng mấu chốt ở chỗ, giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Đặc biệt, nếu không đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế, hẳn nhiên chúng ta sẽ thua trên sân nhà, ngay trên đất mình", ông Bùi Phương Việt Anh cảnh báo.
(Báo Thế Giới & Việt Nam)

Các báo đăng bài đăng cùng chủ đề:

1. VOV2: http://vov2.vov.vn/chuyen-giao-duc/phat-trien-giao-duc-nghe-nghiep-khi-2-bo-van-tu-duy-con-anh-con-toi-c82-30448.aspx

2. Báo Tuổi Trẻ: Cần một 'cái bắt tay' chặt hơn trong giáo dục nghề nghiệp

3. Báo Vietnamnet: Thầy không giỏi nghề, sao đào tạo được học viên? 

4. Báo mới : https://baomoi.com/doanh-nghiep-toi-thieu-toi-14-ke-toan-nhung-khong-the-tuyen-duoc/c/32286760.epi?utm_source=dapp&utm_medium=messenger&utm_campaign=share&fbclid=IwAR2Ok92kRRNFN70-QLd9bg1f7NEZB5P1PMbwpN_PLXk7B1TgdhqcGSMiuUE

5. http://www.easvietnam.edu.vn/vi/chuyen-gia-bui-phuong-viet-anh-universit...

6. http://www.easvietnam.edu.vn/vi/chuyen-gia-giao-duc-bui-phuong-viet-anh-...

Bài liên quan

EAS VIETNAM で、皆様へ完璧的にプログラムを作るように能力している、サイトでプログラムに関する情報を公表する。それに加えて、グローバル人材EAS IHHRM G23.0基準によるより高いのキャリア条件と労働市場の需要を満たすために、育成方法と学術を更新して続き。また、特徴的なプログラムと最も競争的な学費を通じて、人づくりや組織づくりの需要を満たすために心構えする。つまり、学費、キャンパス、資格などプログラムの詳細は本ウェブサイトをご覧下さい、あるいは(+84)246 656 9157の電話番号でお問い合わせ下さい。

THE COUNTRIES CITIZENS HAVE WON EAS VIETNAM SCHOLARSHIPS